CHIA SẺ KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ

Bạn muốn tìm kiếm kiến thức về internet, công nghệ và MMO nhưng chưa biết tìm ở đâu - Blog này sẽ đem đến cho bạn điều đó

Công cụ và phần mềm hữu ích

Chia sẽ những công cụ và phần mềm hữu ích nhất, giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn

Chia sẽ thông tin và liên kết

Nếu muốn chia sẽ thông tin và liên kết website, hãy liên hệ với tôi

Key, bản quyền phần mềm website nổi tiếng hiện nay

Chia sẽ key win, office, themes wordpress nổi tiếng

Tin tức kịp thời về những thay đổi công nghệ

Tin tức kịp thời về những thay đổi công nghệ

Hiển thị các bài đăng có nhãn seo-onpage. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn seo-onpage. Hiển thị tất cả bài đăng

Schema là gì? Tại sao website cần Schema

Trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, schema là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải biết trong lĩnh vực SEO, sử dụng schema có thể giúp website hiển thị tốt hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng. Hôm nay mình sẽ cùng tìm hiểu xem Schema là gì ? và vì sao ta cần

nó để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.Schema markup được thêm vào trang web dưới dạng mã JSON,  microdata, LD hoặc RDFa. Những đoạn mã này được tạo thủ công hoặc công cụ tạo schema, sau khi tạo schema, bạn chèn code vào thẻ head của website.
 

SCHEMA Có lợi ích gì ?

Là một hình thức tạo ngữ cảnh khi website có Schema markup, website của bạn có khả năng xuất hiện ở thứ hạng tốt hơn.
Giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung tốt hơn.
Các bot của công cụ tìm kiếm khi chạy để index website thì phải dựa vào các đoạn mã schema để phân biệt và lưu trữ web.
Dựa vào schema có thể nhanh chóng đọc hiểu xem trang web có nội dung là gì, như thế nào, và phân vào mục nào. Schema cung cấp cho các bot về tên website, tiêu đề, mô tả, hình ảnh. Các thông tin này đưa về máy chủ của bing, google, yahoo để lưu trữ.
Vậy schema – cũng hay được gọi là schema markup, schema.org, hay structured data – là cách để giảm nhẹ công việc của search engines, giúp nó đọc hiểu và hiển thị thông tin quan trọng của trang web.
Schema Markups và Rich Snippets có liên hệ như thế nào?
Schema là code của site sẽ cho Google (và các search engine khác) biết thêm về site của bạn. Dạng thường gặp nhất của schema markup là rich snippets. Bạn chắc đã gặp rồi trong quá trình tìm kiếm trên mạng.
Chúng trông như sau:

 

 




Nó thực sự sẽ làm tăng traffic từ search engine của bạn, Kể cả khi thứ hạng tìm kiếm của bạn không đổi. Khi Google quét site của bạn mà có chứa schema markup, nó sẽ có thể sử dụng những thông tin đó tạo ra kết quả tìm kiếm hữu dụng và thu hút hơn (rich snippet).
 

Lợi ích của Schema Markup là gì ?

Schema Markup là cách thức nhanh nhất để kết hợp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO. Nếu tối ưu tốt, nó có thể tăng thứ hạng tìm kiếm của bạn. Lợi ích dễ thấy nhất của Schema bao gồm:
  • Tăng thông tin hiển thị trên kết quả tìm kiếm một cách thông minh hơn.

  • Kiểm soát cách hiển thị của rich snippet.

  • Hỗ trợ các bộ máy tìm kiếm phân loại và index nội dung.

  • Làm nổi bật các thông tin quan trọng, tích cực của trang web.

  • Tăng traffic, tỉ lệ CTR.

  • Làm rõ nghĩa hơn nội dung của bạn, đặc biệt trong hoàn cảnh nội dung đó phức tạp.

Có những loại Schema nào ?
Có rất nhiều loại Schema khác nhau để hỗ trợ hiển thị website. Hiện tại google hỗ trợ hiển thị hơn 50 loại schema khác nhau.
Hãy xem qua danh sách và lựa chọn loại Schema thêm vào website của bạn.
1.Schema đánh giá/điểm số.
Người ta thường xem đánh giá về một sản phẩm trước khi mua chúng, loại schema này giúp khách đưa quyết định dựa trên điểm số hoặc đánh giá trực tiếp.
Schema công ty.
Đánh giá tốt và điểm số cao là yếu tố sẽ khiến bạn muốn mua hàng ngay lập tức. 
2.Schema công ty.
Schema công ty nhấn mạnh việc giới thiệu một công ty, chúng bao gồm logo chính thức, thông tin liên hệ, địa chỉ, nó còn cho biết thêm nhiều chi tiết về công ty mà người dùng muốn biết.
3.Schema Danh tính một người.
Schema Markup về danh tính một người hiển thị thông tin cá nhân một người bao gồm Tên, tiểu sử, học vấn, thành viên gia đình, thành tựu và các thông tin quan trọng khác.


 

4.Schema Video.
Schema Video giúp hiển thị những video phổ biến nhất trên kết quả tìm kiếm, ngoài những video của các trang chia sẽ video nổi tiếng như youtube, vimeo, nó còn giúp hiển thị những video trong trang web thông thường sử dụng nội dung video.


 

5.Schema Event.
Là schema cung cấp thông tin về các sự kiện sắp tới như ngày, địa điểm, giá vé. Nó hỗ trợ người tìm kiếm thấy ngay thông tin quan trọng như kết quả mà họ có thể cần.
6.Schema Công thức.
Recipe Schema Markup sẽ hiển thị ngay công thức món ăn trên SERPS, Schema này có thể cho biết thành phần của món ăn, nguyên liệu, thời gian nấu, cách thức chế biến, trình bày...Nó còn giúp đánh giá kết quả trước khi hiển thị.


 

7.Schema Doanh nghiệp địa phương.
Schema này sẽ cho người tìm kiếm biết địa điểm của công ty, quán ăn, cây xăng, bệnh viện gần họ nhất. Giống như một tấm bản đồ khi bạn tới một địa phương, nó hiển thị thông tin gồm tên, địa chỉ, bản đồ, đánh giá của người sử dụng dịch vụ, giờ mở cửa, thông tin liên hệ.
8.Schema Sản phẩm và ưu đãi.
Là markup các sản phẩm, ưu đãi để cấp thông tin nhất định, hấp dẫn nhất của sản phẩm, như giá và tình trạng hàng hóa, chúng được dùng để quảng cáo cho một sự kiện giảm giá, tặng quà, tặng thưởng khi một doanh nghiệp đang muốn quảng bá nhãn hàng nào đó. Ngoài ra nó còn cung cấp thông tin đánh giá của người dùng cho sản phẩm đó.
9.Schema Breadcrumbs
Là schema làm nổi bật đường link tới trang đang hiển thị, nó giúp người xem biết chính xác trang web đang hiển thị.
 
10.Schema Bài viết.
Schema bài viết giúp cho trình tìm kiếm hiểu rõ nội dung được nhấn mạnh là gì ? như tiêu đề, thời gian xuất bản, ảnh đại diện, videos. Có nhiều loại schema bài viết như tin tức, blog...
Trên đây là 10 loại schema phổ biến thường thấy nhất trên các website hiện tại, dựa trên nghiên cứu và khảo sát nội. Còn rất nhiều loại Schema hỗ trợ cho cách định dạng nội dung trên websie của bạn, bạn có thể xem thêm tại: schema.org

 


 

 


 

Share:

Mật độ từ khóa trong SEO là gì? cách kiếm tra mật độ từ khóa trong SEO ?

 

1.Mật độ từ khóa là gì ? 

trong SEO  Mật độ từ khóa  là số lần xuất hiện của từ khóa trong một trang bài viết hoặc trong một phần nội dung được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số từ.  Mật độ từ khóa thể hiện tỷ lệ giữa số lần từ khóa xuất hiện trên một trang web so với tổng số từ trong trang đó. 
Cách tính mật độ từ khóa, ta sửa dụng công thức: (tổng số từ khóa/tổng số từ trong bài viết)*100.
Ví dụ: từ khóa bạn cần tối ưu xuất hiện 10 lần trong một bài viết 1000 từ thì sẽ có mật độ từ khóa là 1%. Nếu từ khóa xuất hiện 20 lần thì mật độ từ khóa là 2%

2.Mật độ từ khóa bao nhiêu là tốt đối với SEO

Không có một con số cụ thể quy định mật độ từ khóa tối đa cho trang web. Tuy nhiên khi bot của các công cụ tìm kiếm quét qua bài viết thì sẽ dựa vào mật độ xuất hiện của từ khóa để cung cấp nội dung cho người tìm kiếm. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng sự lặp lại của từ khóa chính nhiều lần sẽ giúp bài viết được xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của website. Điều đó có thể làm bài viết của bạn trở thành một bài viết spam và có thể làm nội dung của bạn không còn giá trị. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia SEO thì mật độ từ khóa trong trang chiếm từ 1% đến 3% là phù hợp.

3.Từ khóa LSI

Chúng ta cùng tìm hiểu về từ khóa LSI. LSI là viết tắt của Latent Semantic Indexing nghĩa là lập chỉ mục ngữ nghĩa ngầm. Đây là những từ khóa hoặc cụm từ khóa liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa, chúng có tác dụng bổ trợ cho từ khóa chính, không chỉ ở từ đồng nghĩa hay giống nghĩa. Mật độ từ khóa trong bài SEO phụ thuộc vào độ dài bài viết phải có sự kết hợp giữa từ khóa mục tiêu và các từ khóa LSI.

4.Vậy làm thế nào để tối ưu mật độ từ khóa trong SEO?

Tập trung tạo nội dung chất lượng  ưu tiên vào nội dung trước, sau đó mới cải thiện sự phân bố từ khóa sao cho phù hợp, bài viết cần tự nhiên và tạo giá trị cung cấp tin tức cho người đọc, hơn là cố nhồi nhét từ khóa để rồi bài viết không còn ý nghĩa.
a. Sử dụng từ khóa LSI để bổ sung ngữ nghĩa và hỗ trợ từ khóa chính
Nên sử dụng đa dạng các từ khóa liên quan hoặc từ đồng nghĩa của từ khóa chính. Điều này giúp giảm keyword density một các hiệu quả. Ngoài ra sử dụng nhiều từ khóa liên quan sẽ giúp bài viết tăng trưởng với hàng ngàn từ khóa. Từ khóa LSI có thể bổ sung ý nghĩa hoặc mở rộng của từ khóa chính, ví dụ bạn có từ khóa mật ong rừng, từ khóa bổ nghĩa có thể là "pha mật ong rừng với nghệ", "uống mật ong rừng bao nhiêu lần một ngày", "cách phân biệt mật ong rừng thật"...
b. không nên nhồi nhét từ khóa
Kỹ thuật nhồi nhét từ khóa có thể được xem là chiến lược SEO mũ đen và có thể bị phạt. Tập trung cung cấp giá trị nội dung cho người đọc, và nội dung phải mang tính chính xác cao. 

5. Sử dụng SEOQuake để kiểm tra mật độ từ khóa trên trang

SEOQuake  là extension SEO được dùng nhiều nhất hiện nay, công cụ này cung cấp nhiều tính năng để kiểm tra SEO cho trang của bạn, để sử dụng được tính năng kiểm tra mật độ từ khóa, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Trong firefox hoặc Chrome, bạn vào extension, tải công cụ này về Extension
Bước 2: Mở bài viết cần kiểm tra, sau đó click vào icon SEOQuake trên thanh tiện ích.
extension squake
Bước 3: Chuyển sang tab Density để xem mật độ từ khóa.
Tìm kiếm từ khóa bài viết
extension squake

 
Share: